- PGS. Hoàng Minh Sơn được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vào tháng 7 năm 2015, sau khi đảm nhiệm vị trí Phó Hiệu trưởng phụ trách Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo sau đại học từ tháng 4 năm 2014. Trước đó, ông từng giữ các chức vụ Phó Trưởng Khoa Điện, Phó Trưởng phòng và Trưởng phòng Đào tạo Đại học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong giai đoạn từ 2003 đến 2014.
- Ông Hoàng Minh Sơn đã tốt nghiệp Kỹ sư Điện năm 1994, và Tiến sĩ Điều khiển và Tự động hóa năm 1998 tại Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Dresden – CHLB Đức. Ông bắt đầu sự nghiệp là giảng viên tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2000.
- Ông Lê Hồng Việt hiện là Giám đốc Công nghệ kiêm chủ tịch Hội đồng công nghệ FPT. Gia nhập FPT từ năm 2005, ông Việt đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng, góp phần hoạch địch chiến lược công nghệ, phục vụ phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn.
- Đạt huy chương vàng tin học quốc tế năm 1999; tốt nghiệp ngành công nghệ phần mềm, Đại học Sydney năm 2004; với nền tảng kỹ thuật vững chắc cùng gần 10 năm kinh nghiệm làm việc đa quốc gia, ông Việt là một trong những người đặt nền móng cho việc ứng dụng và phát triển những công nghệ mới cũng như giúp FPT chinh phục thị trường quốc tế như: Mỹ, Nhật, Pháp, Singapore... ở nhiều mảng công nghệ khác nhau như AI, Cloud Computing, Big Data, IoT, Mobility...
- Ngay khi tiếp nhận vị trí CTO tập đoàn FPT vào cuối năm 2015, ông Việt đã tiến hành hoạch định, xác định Chuyển đổi số là lĩnh vực đầu tư chiến lược, mục tiêu đưa FPT trở thành công ty công nghệ số toàn cầu; phát triển hệ sinh thái công nghệ FPT sáng tạo và bền vững. Năm 2017, ông ra quyết định thành lập trung tâm trí tuệ nhân tạo của FPT, tạo tiền đề cho việc ra đời nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện nhất Việt Nam – FPT.AI hiện nay với các sản phẩm: FPT AI Vision, Speech, Conversation và Knowledge; trở thành hạt nhân thúc đẩy việc chuyển đổi số cho khách hàng và đối tác của FPT.
- Đến nay, FPT đã phổ biến trí tuệ nhân tạo và thực hiện chuyển đổi số trên mọi mặt trận. Với sự hỗ trợ của ông, FPT đã mở và chia sẻ nhiều tài nguyên cho cộng đồng, hỗ trợ các nghiên cứu, phát minh, sáng chế, paper..., trở thành môi trường làm việc hấp dẫn cho đội ngũ các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ; hỗ trợ phát triển các mô hình kinh doanh mới như: ANTS – doanh nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến; CyRadar – dịch vụ bảo mật thế hệ mới...
Thông tin diễn giả
Huỳnh Thị Thanh Bình
Trưởng phòng thí nghiệm Mô hình hóa, mô phỏng và tối ưu hóa
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội
- PGS. Huỳnh Thị Thanh Bình hiện là Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trưởng phòng thí nghiệm nghiên cứu Mô hình hóa, mô phỏng và tối ưu hóa, Đại học Bách khoa Hà Nội. Hướng nghiên cứu: Computational Intelligence, Artificial Intelligence, Memetic Computing, Evolutionary Multitasking. PGS. Huỳnh Thị Thanh Bình đã công bố hơn 80 bài báo trên các tạp chí, hội thảo quốc tế; là tác giả của 2 sách; biên soạn 1 sách. PGS. Huỳnh Thị Thanh Bình là Phó trưởng Ban biên tập tạp chí: International Journal of Advances in intelligent Informatics (2017 – hiện nay), VNU Journal Computer Science Communication Engineering (2018 – hiện nay); thành viên Ban biên tạp of Journal of Computer Science and Cybernetics (2015 – hiện nay). PGS. Huỳnh Thị Thanh Bình đã tham gia phản biện nhiều hội thảo, tạp chí uy tín như IEEE Access, Applied Soft Computing, IEEE Transactions on Vehicular Technology; Trưởng ban chương trình của hội thảo SoICT 2018, SoICT 2019. PGS. Huỳnh Thị Thanh Bình đã giành giải nhất tại cuộc thi Tiến hóa đa nhiệm, đơn mục tiêu, Hội nghị trí tuệ tính toán thế giới năm 2018.
- PGS. Huỳnh Thị Thanh Bình là thành viên của Thành viên Hiệp hội Phụ nữ với Trí tuệ tính toán – Hiệp hội Kỹ thuật Điện Điện tử toàn cầu (2017 – 2019); Trưởng Hiệp hội Trí tuệ tính toán Việt Nam (IEEE Vietnam CIS); thành viên của Hội đồng Hiệp hội Điện Điện tử Châu Á Thái Bình Dương (IEEE Asia Pacific): Trưởng Ban hoạt động sinh viên (2019); Thành viên Ban quản lý chất lượng hội thảo (2019).
Thông tin diễn giả
Nguyễn Việt Cường
Kĩ sư cao cấp, Trưởng đại diện tại Việt Nam, Công ty HPC Systems (Nhật Bản)
- TS. Nguyễn Việt Cường nhận bằng tiến sĩ Khoa học máy tính (xử lí ngôn ngữ tự nhiên - NLP) từ Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST) năm 2011. Anh gia nhập công ty HPC Systems (Nhật Bản) năm 2012 và phụ trách về phân tích dữ liệu lớn trên nền siêu máy tính (HPDA). Anh hiện đang giữ vị trí kĩ sư cao cấp và trưởng đại diện tại Việt Nam của công ty. Anh có kinh nghiệm tư vấn, xây dựng và vận hành nhiều hệ thống tính toán hiệu năng cao cỡ lớn ở các viện nghiên cứu và tập đoàn lớn tại Nhật Bản. Hiện anh cũng đang hỗ trợ vận hành nhiều hệ thống siêu máy tính tại Việt Nam phục vụ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn và tính toán mô phỏng.
Thông tin diễn giả
Nguyễn Hữu Đức
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dữ liệu và Tính toán, trường ĐH Bách khoa Hà Nội
- Nguyễn Hữu Đức là cán bộ giảng dạy tại Bộ môn Hệ thống thông tin, Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Anh đã nhận bằng tiến sỹ về Khoa học máy tính tại Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Nhật Bản vào năm 2006. Các lĩnh vực nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đức bao gồm tính toán song song/phân tán, lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn, xây dựng chương trình dịch. Anh đã công bố khoảng 50 công trình trong các tạp chí và hội thảo khoa học chuyên ngành, cũng như tham gia biên soạn một số giáo trình và sách tham khảo. Hiện tại Nguyễn Hữu Đức là giám đốc Trung tâm Công nghệ Dữ liệu và Tính toán, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Anh được đề cử là KOL của Việt Nam trong lĩnh vực Tính toán Hiệu năng cao.
- Nguyễn Trung Kiên là điều phối viên các chương trình trong nước , thuộc Tập đoàn I.M. Systems Group, Hoa Kỳ và là Chuyên gia về các hệ thống Tính hoán hiệu năng cao. Ông từng tư vấn, thiết kế và triển khai cho một số hệ thống như: Tổng cục KTTV, trường Đại học Khoa học tự nhiên , Trung tâm vũ trụ Việt Nam, Tập đoàn IMSG, các sân bay Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tây và Hải Nam.
Thông tin diễn giả
Trần Quốc Long
Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học máy tính, Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
- TS. Trần Quốc Long tốt nghiệp Tiến sỹ tại Viện Công nghệ Georgia, Hoa Kỳ, chuyên ngành Khoa học máy tính, chuyên sâu về Học máy. TS. Long phát triển các phương pháp học máy có ứng dụng thực tế trong xử lý ảnh và xử lý tín hiệu. TS. Long sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu y-sinh như dữ liệu phổ-khối lượng của huyết tương để tìm ra các đặc trưng dữ liệu nhằm phát hiện sớm các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú. Hiện tại, TS. Long còn là phó trưởng phòng thí nghiệm mục tiêu về Trí tuệ nhân tạo của Trường Đại học Công nghệ, có hợp tác với các bác sĩ tim mạch tại Viện tim mạch Việt Nam, phát triển các phương pháp trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và tiên lượng các bệnh tim mạch sử dụng hình ảnh siêu âm tim.
Thông tin diễn giả
Trần Giang Sơn
Phó giám đốc Phòng thí nghiệm ICT, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- TS. Trần Giang Sơn là giảng viên và nghiên cứu viên tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Ông được cấp bằng tiến sỹ ngành Khoa học Máy tính năm 2014 tại phòng thí nghiệm IRIT, trường Đại học Bách khoa Quốc gia Toulouse, CH Pháp, được tài trợ bằng học bổng của chính phủ Việt Nam. Trước đó, ông nhận bằng kỹ sư tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2008. Các hướng nghiên cứu chính bao gồm thị giác máy tính, học máy, tính toán hiệu năng cao, các hệ thống quả lý điện toán đám mây và nền tảng di động.
- Đặng Lê Đình Trang tốt nghiệp kỹ sư điều khiển tự động đại học BKHN năm 2011. Và tốt nghiệp tiến sĩ lĩnh vực thiết kế IC tại đại học KyungHee, Hàn Quốc năm 2018. Hiện tại, anh đang là trợ giảng tại khoa công nghệ thông tin, học viện kỹ thuật quân sự. Lĩnh vực nghiên cứu yêu thích là bộ nhớ chịu bức xạ, bộ nhớ cho bộ xử lý học máy và các kiến trúc VLSI.
- Tuấn Cao là Nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành tại Genetica - công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại San Francisco, Hoa Kỳ. Trước Genetica, ông là nhà khoa học nghiên cứu chính tại Datometry, lãnh đạo nhóm R & D thiết kế và ra mắt sản phẩm cốt lõi của Datometry. Ông cũng giữ một vị trí kỹ thuật cao cấp tại Google, nơi ông đã cải tổ thế hệ báo cáo Google Adwords tiếp theo. Ông nhận bằng Tiến sĩ Khoa học Máy tính từ Đại học Cornell, Hoa Kỳ.
Thông tin diễn giả
Thoại Nam
Trưởng Phòng Thí nghiệm Tính toán hiệu năng cao, Trường ĐH Bách khoa TP HCM
- Ông Thoại Nam là PGS làm việc tại Trường ĐHBK. Ông nhận bằng tiến sỹ từ Trường Johannes Kepler University of Linz – Cộng hoà Áo. Ông là người sáng lập và là Trưởng PTN Tính toán Hiệu năng cao của Trường ĐHBK. Các lĩnh vực nghiên cứu gồm có tính toán hiệu năng cao, phân tích dữ liệu hiệu năng cao & trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và giao thức mạng. Ông đang thực hiện các dự án nghiên cứu về Đánh giá hiệu năng hệ thống HPC sử dụng máy ảo/Docker và Xeon Phi/GPUs, phân tích dữ liệu hiệu năng cao & trí tuệ nhân tạo, Deep learning trên Xeon Phi/GPUs, IoTs trong Smart cities và Telco CDNs.
- Ông là Khoa Trưởng – Khoa học và Kỹ thuật Máy tính từ năm 2007 đến 2018. Đây là đơn vị có hai chương trình đào tạo Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính đạt chuẩn ABET – Hoa kỳ. Ông cũng đang giữ vị trí Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu Công nghệ thông tin phục vụ Đô thị thông minh và Công nghiệp 4.0 giai đoạn 2018-2023.
Thông tin diễn giả
Lê Thanh Hương
Phó trưởng Bộ môn Hệ thống thông tin, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội
- PGS. Lê Thanh Hương là giảng viên của Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Cô nhận bằng Tiến sĩ Khoa học máy tính năm 2004 tại trường Đại học Middlesex, Vương quốc Anh. Các hướng nghiên cứu bao gồm Trí tuệ nhân tạo, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên và các ứng dụng của nó trong các lĩnh vực khác.
Thông tin diễn giả
Nguyễn Bình Minh
Trưởng bộ môn Hệ thống thông tin, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Nguyễn Bình Minh nhận bằng thạc sỹ ngành Máy tính hỗ trợ thiết kế tại khoa Công nghệ thông tin và Tự động hóa, trường đại học kĩ thuật Tambov (Liên bang Nga) năm 2008 và tiến sỹ ngành Tin học ứng dụng tại khoa Công nghệ thông tin và Tin học, trường đại học kĩ thuật Slovak tại Bratislava (Cộng hòa Slovakia) năm 2013. Từ năm 2008 đến 2013, ông là nghiên cứu viên tại bộ phận nghiên cứu về xử lý thông tin song song và phân tán, viện tin học, viện hàn lâm khoa học Slovakia. Hiện nay ông là giảng viên và trưởng bộ môn Hệ thống thông tin, viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Hướng nghiên cứu chính ông quan tâm là kỹ thuật phân tán cho các hệ thống lớn như blockchain, IoT, và điện toán đám mây. Ông cũng quan tâm tới quản trị và phân tích dữ liệu nhằm tối ưu các hoạt động của các hệ thống phân tán đó. Ông là tác giả và đồng tác giả của 40 bài báo khoa học trong các tạp chí và hội nghị uy tín. Ông có kinh nghiệm tham gia các dự án được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu, ASEAN, Slovakia và Việt Nam với các vai trò khác nhau từ nghiên cứu viên, quản lý các gói công việc, tới điều phối viên dự án. Vào tháng 7 năm 2019, quỹ sáng tạo của tập đoàn Vin Group (VINIF) vừa thông báo ông và nhóm được nhận kinh phí hỗ trợ để xây dung một giải pháp blockchain trong hai năm tới.
Thông tin diễn giả
Thân Quang Khoát
Trưởng phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội
- Ông Thân Quang Khoát hiện là Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học Dữ liệu, SOICT, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, và là một nhà khoa học nghiên cứu tại VinAI Research. Ông nhận bằng tiến sĩ năm 2013 từ Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản. Ông tham gia các Ủy ban Chương trình của các hội nghị hàng đầu khác nhau, bao gồm ICML, NIPS, IJCAI, ICLR, PAKDD, ACML, một nghiên cứu của ông đã được hỗ trợ từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau bao gồm ONRG (US), AFRL (US), ARL (US), NAFOSTED (VN), VINIF (VN).
Thông tin diễn giả
Đỗ Quốc Trường
Tổng giám đốc, Giám đốc kỹ thuật Công ty hệ thống trí thông minh nhân tạo Việt Nam – VAIS
- TS. Đỗ Quốc Trường hiện là Tổng Giám Đốc & Giám Đốc kỹ thuật tại công ty hệ thống trí thông minh nhân tạo Việt Nam (VAIS). Ông nhận bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Viện nghiên cứu tiên tiến NAIST vào năm 2015 và 2018.
Ông đã có 8 năm kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc về nhận dạng tiếng nói và hiện tại ông và công ty đã triển khai sản phẩm nhận dạng tiếng nói tiếng Việt tới nhiều ứng dụng khác nhau như gỡ băng, nhà thông minh.
Năm 2019, TS. Trường và công ty đã triển khai thành công sản phẩm gỡ băng cho kỳ chất vấn quốc hội và nhiều tỉnh thành trong nước.
Thông tin diễn giả
Lương Chi Mai
Viện Công nghệ Thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Bà Lương Chi Mai, PGS.TS, nghiên cứu viên cao cấp và hiện là Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đồng thời là đồng chủ nghiệm Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Đại học Việt Pháp). Sau khi tốt nghiệp khoa Toán ứng dụng tại Đại học Tổng hợp Kishinov (Liên Xô cũ), bà Lương Chi Mai về làm việc tại Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển (nay là Viện CNTT) từ năm 1982 cho đến nay. Bà bảo vệ TS năm 1991 và được phong hàm PGS năm 2005. Lĩnh vực nghiên cứu của bà về các phương pháp học máy ứng dụng trong nhận dạng chữ Việt, tiếng Việt. Bà đã công bố trên 80 công trình khoa học trên các tạp chí, hội nghị trong và ngoài nước. Bà cùng với nhóm nghiên cứu của mình nghiên cứu phát triển Hệ thống nhận dạng tiếng tiếng Việt, và tham gia vào các hoạt động nghiên cứu quốc tế như A-STAR, U-STAR, ASEAN-MT, ALT ASEAN IVO. Năm 1999, cùng bà cùng với tập thể tác giả của Phần mềm nhận dạng chữ Việt in VnDOCR đã được nhận giải Nhất giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam VIFOTEC. Năm 2010 bà đã được nhận giải thưởng Kovalevskai do những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu của mình về CNTT.
- TS. Nguyễn Thị Thu Trang (https://users.soict.hust.edu.vn/trangntt/) hiện đang là Giảng viên tại Viện CNTT&TT, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Bà đã có gần 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc về tổng hợp tiếng nói tiếng Việt và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Bà nhận bằng TS ngành Tin học tại Trường Đại học Paris-Sud (Paris 11), Pháp vào năm 2015. Đề tài tiến sĩ của bà tập trung vào tổng hợp tiếng nói tiếng Việt dưới sự hướng dẫn của Nghiên cứu viên cao cấp Christophe d’Alessandro (LIMSI-CNRS) và PGS. TS. Trần Đỗ Đạt (Viện nghiên cứu MICA-HUST). TS. Trang hiện là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cấp quốc gia: "Nghiên cứu và phát triển hệ thống thử nghiệm thu thập, phân loại, tóm tắt văn bản và xác thể định mối liên hệ giữa các thực thể trong các bản tin tiếng Việt thu thập trên mạng Internet". Bà cũng là người sáng lập và phụ trách nghiên cứu và phát triển của Vbee Text-To-Speech (https://vbee.vn), với nhiều ứng dụng thực tiễn như tổng đài thông minh (NTT Network, VNPT, Vietcombank...), tương tác bằng giọng nói (loa thông minh Milo của nhà thông minh Lumi), báo nói (https://vadi.vn)...
- Nguyễn Văn Vinh hiện là thành viên chính của phòng thí nghiêm AI, Trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Anh nhận bằng cử nhân ngành CNTT tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội năm 1998 và bằng tiến sỹ Khoa học máy tính tại Viện Khoa học công nghệ tiên tiến Nhật Bản năm 2009. Anh là cộng tác viên nghiện cứu và tư vấn giải pháp AI cho công ty DPS, Fsoft. Lĩnh vực nghiên cứu chính của anh là: học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và dịch máy.
Thông tin diễn giả
Nguyễn Hoàng Hưng
Trưởng phòng Khoa học Công nghệ - Trung tâm KGM, Tâp đoàn Viettel
- Nguyễn Hoàng Hưng tham gia Tập đoàn Viettel từ năm 2012. Các lĩnh vực quan tâm của anh bao gồm công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu và an toàn mạng máy tính. Hiện nay, anh là trưởng phòng Khoa học Công nghệ - Trung tâm KGM thuộc Tâp đoàn Viettel, phụ trách việc định hướng về công nghệ cho các sản phẩm của Trung tâm. Anh tham gia việc xây dựng và phát triển nền tảng Viettel AI Open Platform và các sản phẩm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu khác của VTCC như Chatbot, Trợ lý ảo, Reputa, AI Targeted Marketing.
Thông tin diễn giả
Phạm Quang Dũng
Giảng viên, nghiên cứu viên Bộ môn Khoa học máy tính, Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội
- Phạm Quang Dũng hoàn thành luận án tiến sĩ khoa học máy tính vào năm 2011 tại trường đại học catholique de Louvain, vương quốc Bỉ. Hiện tại, TS. Phạm Quang Dũng là giảng viên tại bộ môn Khoa học máy tính, viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Lĩnh vực chuyên môn của TS Phạm Quang Dũng là tối ưu hoá tổ hợp. TS Phạm Quang Dũng đã có một số công bố khoa học trên các tạp chí và hội nghị quốc tế chuyên ngành như Annals of Operations Research, Journal of Constraints, International Journal on Artificial Intelligence Tools, Transportation Research, International Conference on Principles and Practice of Constraint Programming, International conference on integration of AI and OR techniques in constraint programming for combinatorial optimization problems. TS Phạm Quang Dũng là trưởng nhóm nghiên cứu phát triển các thư viện mã nguồn mở (OpenCBLS, CBLSVR) phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển các ứng dụng tối ưu hoá trong lĩnh vực vận tải và kho vận.
Thông tin diễn giả
Trần Công Quỳnh Lân
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
- Ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam phụ trách mảng công nghệ thông tin của ngân hàng. Trước khi tham gia Vietinbank, ông có 12 năm làm việc tại ngân hàng OCBC Singapore, khối vận hành và công nghệ, chức vụ Vice President - Khối CNTT. Ông Lân là một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác triển khai hiện đại hóa ứng dụng CNTT nhằm cải tiến sản phẩm nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt đối với các kênh kinh doanh hiện đại, tự động hóa giúp mang lại hiệu quả cao. Hiện tại ông Lân cùng VietinBank đang từng bước triển khai chiến lược số hóa ngân hàng thông qua việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như sinh trắc học, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lướn, robotic…
- Daryl là một chuyên gia tư vấn am hiểu sâu trong các lĩnh vực dữ liệu, phân tích và quản trị. Ông đã dẫn dắt nhiều chương trình tư vấn với trọng tâm là phát triển chiến lược và lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số, cũng như khai thác dữ liệu và AI phục vụ kinh doanh. Hiện tại ông đang xây dựng quan điểm lãnh đạo và thúc đẩy việc áp dụng các đổi mới kỹ thuật số trong dịch vụ tài chính ngân hàng và các ngành công nghiệp khác.
- Daryl được đánh giá là một chuyên gia tư vấn đáng tin cậy cho khách hàng, đồng nghiệp và đối tác của mình và đặc biệt ông được đánh giá cao trong lĩnh vực dữ liệu và AI.
- Ông Nguyễn Trọng Huấn là sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty Five9 Việt Nam, doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Việt nam. Trong lĩnh vực Tài chính, Five9 là đơn vị đã có những hợp tác với Ngân hàng, Công ty tài chính trong việc tìm kiếm và đánh giá khách hàng để phát hành thẻ tín dụng, cho vay dựa trên dấu vết số mà không cần chứng mình thu nhập.
- Natalino Busa hiện đang thúc đẩy các nghiên cứu & phát triển và cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số và các ứng dụng dựa trên dữ liệu cho các lĩnh vực ngân hàng, bán lẻ, thông tin giải trí và viễn thông. Ông đã từng làm kỹ sư trưởng và nhà khoa học cho Philips và Ngân hàng ING ở Hà Lan và ngân hàng DBS ở Singapore, và hiện là Nhà khoa học trưởng tại Teko Việt Nam. Ông là tác giả của O'Reilly Media về Ứng dụng Khoa học Dữ liệu. Ông có niềm đam mê khoa học dữ liệu, kỹ thuật dữ liệu, điện toán phân tán, giao diện người máy, AI và điện toán đám mây.
- Ông Phạm Thế Trường hiện là Tổng Giám đốc của Microsoft Việt Nam. Ông chịu trách nhiệm cho các sản phẩm, dịch vụ và dịch vụ hỗ trợ của công ty trong nước, và quan trọng hơn là thúc đẩy công ty hiện tại chuyển đổi thành công ty nền tảng và năng suất hàng đầu thế giới.
- Ông Trường có bằng Thạc sĩ về Hệ thống thông tin và quản lý kinh doanh, ngoài ra ông còn tích cực tham gia vào những cộng đồng CNTT tại Việt Nam, hỗ trợ một số sáng kiến và hoạt động cho cộng đồng.
- Ông Nguyễn Tuấn Khang hiện đang là nghiên cứu sinh Tiến sỹ về lĩnh vực Trí Tuệ Nhân Tạo với đề tài “Ứng dụng mạng học sâu trong phân tích hành vi khách hàng”. Hiện ông Khang đang làm việc tại IBM Việt Nam với vai trò là chuyên gia tư vấn giải pháp cấp cao trong lĩnh vực điện toán đám mây và nền tảng dữ liệu (Cloud & Data Platform). Với gần 20 năm tham gia tư vấn các giải pháp CNTT trong nhiều lĩnh vực như Ngân hàng, Viễn Thông, Chính phủ… ông Khang có rất nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc tư vấn và triển khai thành công nhiều dự án tại Việt Nam đặc biệt là khối Ngân hàng và các công ty Fintech.
- Ông Nguyễn Thanh Hải có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành CNTT với vai trò thiết kế giải pháp và đề xuất tới khách hàng, phát triển và triển khai nhiều dự án về ứng dụng phần mềm, đặc biệt là các dự án về dữ liệu. Bên cạnh đó, ông Hải cũng là chuyên gia về kho dữ liệu và BI, dữ liệu và tích hợp ứng dụng, quản trị dữ liệu và giải pháp dữ liệu lớn. Hiện tại, ông Hải là chuyên gia giải pháp cấp cao tại Oracle.
- Ông Nguyễn Trung Dũng là chuyên gia trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp được chứng nhận bởi chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo (ĐMST) Việt Nam - Phần Lan (IPP), chương trình Lãnh đạo ĐMST tại ĐH Cambridge (Anh), chương trình ĐMST của Mashav (Israel). Ông hiện đang là giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội đồng thời là Tổng giám đốc BK-Holding phụ trách hệ thống Doanh nghiệp Khoa học công nghệ, hệ thống ĐMST và khởi nghiệp của Nhà trường. Ông có hơn 15 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, đào tạo, huấn luyện, ươm tạo và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
- Từ năm 2001 tới nay, ông là sáng lập viên và nhà đầu tư của hơn 10 tổ chức giáo dục, công ty tích hợp hệ thống, doanh nghiệp khoa học công nghệ. Ông đồng thời tham gia tư vấn cho các cơ quan chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cũng như trong ban điều hành của các tổ chức, hiệp hội trong lĩnh vực này như GEN (VCCI), Vietnam Mentoring Initiative (VMI), iAngel Network. Chủ tịch Junior Archievement Vietnam (JA) ..vv.. Năm 2017, Ông được Diễn đàn Đổi mới sáng tạo thế giới (World Innovation Forum) bầu chọn là Đại sứ Đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Thông tin diễn giả
PGS. Tạ Hải Tùng
Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội
- PGS. Tạ Hải Tùng hiện là Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT&TT), Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK HN). PGS. Tùng nhận bằng Tiến sỹ về lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông, chuyên ngành các công nghệ định vị sử dụng vệ tinh, tại Đại học Bách khoa Torino (ĐHBK Torino, Cộng hòa Italia) năm 2010. PGS. Tùng đã làm việc tại Phòng Thí nghiệm Định vị và Dẫn đường sử dụng vệ tịnh, thuộc Đại học New South Wales (Úc), và tại Khoa Điện tử thuộc ĐHBK Torino trong các năm từ 2009 đến 2011. PGS. Tùng là giảng viên tại Bộ môn TT&MMT từ 11/2003. Từ 11/2011 đến 11/2018, ông là Giám đốc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS) thuộc ĐHBK Hà Nội. Từ năm 2016, PGS. Tùng được đề cử là Chủ tịch Tổ chức Định vị đa hệ thống Châu Á (MultiGNSS Asia) – tổ chức về công nghệ định vị sử dụng vệ tinh lớn nhất Châu Á và Châu Đại dương.
- Tháng 12/2013, PGS. Tùng được Giải thưởng Quả Cầu vàng cho 10 tài năng trẻ Khoa học Công nghệ do Trung ương Đoàn và Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng. Tháng 11/2015, PGS. Tùng là đồng trưởng nhóm đạt Giải Nhất duy nhất của Nhân tài Đất Việt năm 2015 – Giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam.
Thông tin diễn giả
GS. Nguyễn Thanh Thủy
Trưởng phòng Thí nghiệm Mục tiêu Trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Chủ tịch FISU
- GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy hiện là Trưởng phòng Thí nghiệm Mục tiêu Trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Đồng thời là Phó Chủ nhiệm Chương trình KHCN Trọng điểm Quốc gia KC4.0/2019-2025 của Bộ Khoa học và Công nghệ. GS. Nguyễn Thanh Thủy nhận bằng TS. năm 1987. GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy giảng dạy và nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo tại khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ năm 1987 cho đến năm 2011 và tại khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) từ năm 2011 cho đến nay. Các chủ đề nghiên cứu về TTNT: Hệ tri thức, Tính toán mềm, Khai phá dữ liệu, Học máy, Hệ thông minh lai.
- 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, chị Lan không chỉ sở hữu một lượng kiến thức sâu rộng về tuyển dụng nhân tài mà còn về đường hướng phát triển trong các tổ chức quốc tế. Với mạng lưới quan hệ rộng rãi và vững chắc của chị, những hiểu biết thiết thực về thị trường và tư vấn nghề nghiệp cho lao động hiện tại cũng được chị thấu hiểu. Hiện tại, chị Lan đang đảm nhận vai trò Regional Director của Navigos Search và dẫn dắt đội ngũ hơn 70 nhân viên thuộc khu vực miền Bắc. Ở vị trí này, chị Lan không chỉ là một người dẫn đầu giỏi mà còn là người cung cấp kiến thức giá trị để tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên Navigos Search. Bằng niềm đam mê trong nghề, chị Lan đã trở thành một hình mẫu lý tưởng trong nhiều sự kiện qua cách truyền tải nguồn cảm hứng từ những câu chuyện thực tế.
- Võ Đình Bảy là Trưởng khoa CNTT, Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM, thành viên của FISU.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Khai thác dữ liệu, ứng dụng tính toán mềm trong dữ liệu giáo dục. Đã xuất bản hơn 60 công trình trên các tạp chí ISI, chủ nhiệm 03 đề tài Nafosted (02 đề tài đã nghiệm thu) về khai thác dữ liệu, một đề tài sở KHCN Tp.HCM (đã nghiệm thu) về ứng dụng tính toán mềm trong dữ liệu giáo dục.
- Nguyễn Thanh Tùng nhận bằng Cử nhân và Thạc sỹ ngành CNTT tại Đại học Quốc Gia Hà Nội vào các năm 1998 và 2003. Ông nhận bằng Tiến sỹ ngành Công nghệ thông tin ứng dụng tại Viện công nghệ tiên tiến Thâm Quyến, Trung Quốc năm 2014. TS. Tùng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn liên quan đến quản trị và khai phá dữ liệu trên 20 năm. Ông đã từng là nghiên cứu viên mời tại Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, Viện dữ liệu lớn của ĐH Thâm Quyến; Phòng thí nghiệm Học máy và Robot tại Đại học Khoa học và công nghệ Nam Trung Hoa; Khoa CNTT của ĐH Virginia.
- TS. Trần Thiên Thành, sinh năm 1970, tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán tại Trường Đại học Quy Nhơn năm 1992. Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Khoa học máy tính năm 1999 tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tốt nghiệp tiến sĩ ngành Khoa học máy tính năm 2004 tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là giảng viên Khoa Toán, trường đại học Quy Nhơn từ năm 1993. Từ 2009 đến nay là Trưởng Khoa CNTT, Trường Đại học Quy Nhơn. Lĩnh vực nghiên cứu: các mô hình cơ sở dữ liệu, học máy và khai phá dữ liệu, phân tích dữ liệu lớn.
- Saltlux (www.saltlux.com) là một công ty hàng đầu về các giải pháp xử lý, phân tich dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo tại Hàn Quốc. Anh Trần Trung Kiên hiện là Giám đốc của Công ty TNHH Saltlux Technology, công ty con của Saltlux tại Việt Nam. Anh nhận bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính năm 2008 tại Trường Đại học Sejong, Seoul, Hàn Quốc. Trước đó anh nhận bằng cử nhân CNTT tại Trường ĐH Công Nghệ, ĐHQGHN năm 2000. Anh có 20 năm kinh nghiệm phát triển các hệ thống , giải pháp phần mềm và nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu văn bản, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, chatbot, deep learning.
- Anh Tú đang là nghiên cứu viên về Phân tích dữ liệu Doanh Nghiệp (Business Data Analytics) tại Phòng Thí Nghiệm Trọng Điểm Quốc Gia Về Điều Khiển Số và Kỹ Thuật Hệ Thống – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Giám đốc Công ty Entropy JVN – Chuyên về tư vấn chiến lược Chuyển đổi số trong kinh doanh.
- Tú hiện đang là Giám đốc điều hành tại Việt Nam của tổ chức phi lợi nhuận VietAI (Trí tuệ nhân tạo Việt ) – anh mong muốn cùng VietAI đào tạo và xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam tài năng trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo ngang tầm thế giới. Anh đồng thời cũng là Sáng lập và điều hành Cộng đồng Cộng đồng Viet Business Intelligence.
- TS Phạm Anh Tuấn chuyên giảng dạy và tư vấn về quản trị tri thức, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tiếp thị số và đặc biệt là Chuyển đổi kỹ thuật số.
- TS Tuấn có hơn 10 năm kinh nghiệm làm tư vấn quản lý cho các tổ chức ở cả khu vực công và tư.
- Từ năm 2018, TS Tuấn tham gia thành lập và quản trị Cộng đồng chuyển đổi số Việt Nam, đồng thời là dịch giả cuốn sách nổi tiếng “The Digital Transformation Playbook” của tác giả David Rogers, Trường Kinh doanh Columbia. TS Tuấn đang tích cực tham gia đóng góp, phản biện cho các chương trình, đề án quốc gia về Kinh tế số và Chuyển đổi số.
- Cùng với các cộng sự, TS Tuấn cũng đang tham gia tư vấn quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong các lĩnh vực như y tế, sản xuất hàng gia dụng, giáo dục, truyền thông, chính phủ điện tử, v.v.
- Là thành viên của mạng lưới giảng viên về khởi nghiệp thuộc Chương trình IPP, TS Tuấn trực tiếp huấn luyện và tư vấn cho các startup trong và ngoài nước về mô hình kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường, v.v.
- Chuyên gia phân tích Dữ liệu Doanh Nghiệp Cao Cấp - Giám đốc Kinh doanh - SIFT Analytics Group Vietnam - Top 10 Công ty giải pháp Data Analytics do CIO Advisor bình chọn, với hơn 500 Khách hàng Doanh Nghiệp trong khu vực Đông Nam Á, và trên 1.000 dự án đã thực hiện thành công từ năm 1999.
- Phân tích để tìm ra được các ý nghĩa ẩn trong các dữ liệu Doanh nghiệp là đam mê của Hiếu và Đội nhóm của anh ấy. Nên ngoài việc thực hiện các dự án cho Doanh nghiệp tại Việt Nam, thì Hiếu đã tham gia Xây dựng Cộng Đồng Phân tích Dữ liệu Kinh Doanh, Kinh doanh Thông Minh tại Việt Nam nhằm chia sẻ niềm đam mê này. Hiếu đang đảm nhận vai trò Dẫn dắt Cộng đồng Phân tích dữ liệu Doanh nghiệp tại khu vực Miền Bắc.
- Với mong muốn xây dựng cộng đồng Business Analytics tại Việt Nam ngày một phát triển và lớn mạnh, Hiếu cùng các đồng nghiệp luôn tìm kiếm, giới thiệu những giải pháp Phân tích dữ liệu hiệu quả nhất mọi đối tượng và cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Thông tin diễn giả
PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài
Sáng lập và Điều hành Viện Trí Tuệ Nhân Tạo Việt
- Phó giáo sư Khoa học máy tính, Đại học Hà Nội (2015-nay) Thành viên Ban Thông tin và Khoa học máy tính, Quỹ Khoa học và Công nghệ quốc gia NAFOSTED (2011-2017). Tiến sĩ Khoa học máy tính tại Đại học New South Wales, Úc (2005). Công bố trên 100 bài báo.
- PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài sinh năm 1975 tại Hà Nội. TS nhận bằng đại học về Khoa học máy tính tại Đại học Hà Nội năm 1995, nhận bằng Thạc sĩ về Toán ứng dụng tại Đại học Quốc gia năm 1997, và bằng Tiến sĩ Khoa học máy tính tại Đại học New South Wales, Úc vào năm 2005.
- Năm 1997, TS. Hoài là giảng viên Khoa Công nghệ thông tin tại Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn (Học viện Kỹ thuật quân sự) và trở thành giảng viên cao cấp năm 2005; từ năm 2007 đến 2009, TS là trợ lý giáo sư tại Đại học Khoa học máy tính và Kỹ thuật, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc; từ năm 2010, TS là Phó giáo sư Khoa học máy tính tại Đại học Hà Nội, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ thông tin. Lĩnh vực nghiên cứu hiện tại của TS bao gồm Máy tính thông minh, Học máy, An toàn máy tính, Nghiên cứu ứng dụng, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Phân tích dữ liệu, Mô hình sinh thái.
- TS đã công bố khoảng 100 bài báo khoa học về các chủ đề trên (với xấp xỉ 1500 trích dẫn và là chỉ số H-index 17 trên Google scholar). TS hiện là thành viên Ban biên tập của Tạp chí Genetic Programming and Evolvable Machines (Springer), Tạp chí Khoa học máy tính Việt Nam (Springer). TS là nhà phản biện, thành viên Ban chương trình của nhiều tạp chí và hội thảo học thuật uy tín như IEEE Transaction on Evolutionary Computation, IEEE Transactions on Neural Networks and Learning Systems, IEEE Transactions on Cybernetics, ACM SIG EVO GECCO, EuroGP, ....PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoài được bầu là thành viên của Ban Thông tin và Khoa học máy tính của Quỹ Khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) năm 2011-2014; 2014-2017.
Thông tin diễn giả
Nguyễn Tiến Cường
Giám đốc Trung tâm sáng tạo Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT), Ban quản trị diễn đàn Machine Learning Cơ Bản, nền tảng cuộc thi Trí tuệ nhân tạo: aivivn.com
Học vị:
Thạc sĩ khoa học, University of the West of England
Kỹ sư tài năng Điện tử viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
2016 - 2018: Research Assistant tại trường đại học Công Nghệ và Thiết Kế Singapore
2016 – 2017: Research Intership tại trường đại học Illinois USA
2018 - 2019: Trưởng phòng Sáng Tạo VNPT-IT
2019 - nay: Giám đốc trung tâm Sáng Tạo VNPT-IT
2017 – nay: Ban quan trị diễn đàn Machine Learning Cơ Bản, nền tảng cuộc thi trí tuệ nhân tạo: aivivn.com
Thông tin diễn giả
Lê Tấn Hùng
Giám đốc SOICT Innovation Centre, Đại Học Bách khoa – Hà Nội
- Giảng viên Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông
- Hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dậy và phát triển sản phẩm dịch vụ Công nghệ thông tin. Thành lập, tư vấn và hướng dẫn cho hơn 20 công ty và các nhóm khởi nghiệp công nghệ.
Ông còn có niềm đam mê trong việc phát triển cộng đồng CNTT và là sáng lập viên cho nhóm hơn 10 000 thành viên Công nghệ thông tin SOICT.
- Ông Ngô Diên Hy hiện là Tổng Giám đốc công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT), trước đó, ông Hy đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng về phát triển và cung cấp dịch vụ số của Tập đoàn VNPT: Giám đốc Trung tâm Phát triển dịch vụ thuộc VNPT VinaPhone, Tổng Giám đốc Tổng công ty truyền thông VNPT Media.
- Đạt huy chương đồng toán học quốc tế năm 1991, tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1996 và MBA, Shidler College of Business, The University of Hawaii năm 2010, gia nhập Tập đoàn VNPT từ năm 1996 ông đã có 23 năm quản lý, nghiên cứu, phát triển, triển khai các hệ thống công nghệ thông tin trên nhiều lĩnh vực: Viễn thông, doanh nghiệp, y tế, giáo dục, chính phủ điện tử...ông cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số cho chính phủ và doanh nghiệp.
- Là người tiên phong trong chiến lược chuyển đổi số của VNPT, ông được giao trách nhiệm thành lập, xây dựng, tổ chức và phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ số của VNPT: VNPT-Media năm 2015, VNPT-IT năm 2018. Với tầm nhìn chiến lược, ông đã thành lập và trực tiếp chỉ đạo, định hướng cho Trung tâm Sáng tạo (Innovation Center) thuộc VNPT-IT nghiên cứu, phát triển và ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0: AI, Big Data, Block Chain, Cloud...Trung tâm thu hút được rất nhiều cán bộ trẻ, tài năng, nhiệt huyết và hiện tại đã xây dựng, triển khai thành công Hệ thiên hà số sáng tạo (Innovative Digital Galaxy – IDG) với các giải pháp Định danh và xác thực điện tử VNPT-eKYC; Xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP; Xử lý tiếng nói; Xác thực văn bằng... cùng với SDK, API cung cấp cho bên thứ 3 để phát triển ứng dụng. Đây chính nền tảng để ứng dụng công nghệ 4.0 trong hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ của VNPT, thúc đẩy chuyển đổi số VNPT, khách hàng và chuyển đổi số quốc gia.
- Ông Sandeep Makhijani có hơn 20 năm kinh nghiệm quản lý phát triển kinh doanh và thương mại sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ y tế, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin. Với kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức quy mô lớn và công ty phát triển công nghệ, Ông Sandeep đã đóng góp rất nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng đội ngũ làm việc toàn cầu, chiến lược triển khai sản phẩm khác biệt, kiểm soát thành công các thương vụ hợp tác lớn, quản lý nguồn doanh thu, và các bộ phận chức năng đạt được tăng trưởng lợi nhuận cao.
- Sandeep hoạt động gần 10 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương. Ông quản lý và đảm trách nhiều phát kiến chiến lược của công nghệ y tế tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đem lại lợi ích lâu dài đối với chất lượng chăm sóc sức khỏe, nâng cao hiệu quả cho bệnh nhân, và mở rộng đầu tư phát triển công nghệ y tế vào công ty dược phẩm, nghiên cứu y sinh, tổ chức dịch vụ và đối tượng chi trả.
- Là một chuyên gia hàng đầu và đầy đam mê công việc, SzeKi đã gia nhập hàng ngũ tiên phong của SGInnovate vào tháng 9 năm 2016. Cô được giao nhiệm vụ xây dựng thương hiệu và đội ngũ truyền thông từ ban đầu, để đạt được sứ mệnh của của SGInnovate là tạo nên những cá nhân tài năng và giàu tham vọng để cùng nhau xây dựng, thương mại hóa và phát triển các sản phẩm, công ty quy mô toàn cầu trong lĩnh vực Công nghệ Cao. SzeKi cũng hỗ trợ các nhà khoa học khởi nghiệp từ việc tạo ra những ý tưởng ban đầu, định hình sản phẩm và tạo ra một câu truyện đầy cảm hứng về sản phẩm của họ - một phần quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm ra thị trường của các nhà khoa học.
- Để thúc đẩy Singapore trở thành nơi phát triển mạnh mẽ tinh thần Khởi sự kinh doanh trong Công nghệ cao, SzeKi dẫn đầu nhóm SGInnovate trong các hoạt động tiên phong để tạo ra một hệ sinh thái toàn diện, cung cấp các nền tảng nơi các nhà sáng lập, nhà nghiên cứu, học giả, nhà đầu tư mạo hiểm, tập đoàn cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực như như Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ tự hành, Robot, Công nghệ Y khoa và Công nghệ lượng tử.
- Trong vòng chưa đầy ba năm, cô đã lãnh đạo và đưa SGInnovate trở thành nơi đi đầu trong việc thúc đẩy đổi mới và khởi nghiệp Công nghệ cao tại Singapore và Quốc tế. SGInnovate đã xây dựng một cộng đồng phát triển thịnh vượng với hơn 27.000 người trong hệ sinh thái và giành được nhiều giải thưởng bao gồm Chiến dịch PR B2B tốt nhất (Bạc) tại Giải thưởng Marketing PR 2017, Chiến dịch B2B nổi bật - Singapore (Bằng khen) và Chương trình danh tiếng doanh nghiệp xuất sắc ) tại PRISM Awards 2019, cũng như Chiến dịch PR tốt nhất - B2B (Bạc) tại Marketing PR Awards 2019.
- Trước khi gia nhập SGInnovate, sự nghiệp sáng chói của SzeKi gắn liền với các thương hiệu công nghệ toàn cầu như Hewlett Packard, Motorola và Nokia tầm khu vực và toàn cầu. 15 năm làm việc tại Motorola, cô đã thấy cô ở nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau, bao gồm Trưởng phòng Marketing – Khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho Motorola Networks và Trưởng phòng Marketing - Châu Á và Trung Đông cho Motorola Solutions. Tại Nokia Siemens Networks (nay là Nokia), SzeKi là Trưởng phòng tiếp thị khách hàng toàn cầu cho Bộ phận Dịch vụ toàn cầu của họ.
Thông tin diễn giả
Đinh Điền
Giám đốc Trung tâm ngôn ngữ học Tính toán, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
- Ông Đinh Điền đạt học vị tiến sĩ Tin học năm 2003 của ĐH Khoa học Tự nhiên, tiến sĩ Ngôn ngữ học năm 2005 của ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn 2005 (ĐHQG HCM) và được phong Phó giáo sư Tin học năm 2007.
Ông từng được Microsoft mời tham gia lập trình cho dự án Việt hóa Windows 95 tại Redmond, WA, Mỹ năm 1996. Ông đạt được giải thưởng 10 Gương Mặt Trẻ VN tiêu biểu 1998.
- Hướng nghiên cứu chính của ông là Ngôn ngữ học Tính toán tiếng Việt. Ông đã cung cấp các tài nguyên ngôn ngữ có liên quan đến tiếng Việt (như: ngữ liệu có gán nhãn, ngữ liệu song ngữ, từ điển, ...) cho sản phẩm Kim Từ Điển, Viện I2R (Singapore), tập đoàn Điện tử Samsung (HQ), tập đoàn dịch thuật tự động Systran, NXB Từ điển Oxford (Anh), Tổ chức tài nguyên ngôn ngữ ELRA (châu Âu), ... Ông cũng xuất bản nhiều sách trong lĩnh vực này như: Xử lý Ngôn ngữ Tự nhiên, Ngôn ngữ học Ngữ liệu, Từ điển học Tính toán,.. và các bài báo khoa học khác.
Hiện ông là giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ học Tính toán của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQG Tp.HCM.
Thông tin diễn giả
Từ Minh Phương
Trưởng khoa, Khoa Công nghệ thông tin Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Phó giáo sư Từ Minh Phương hiện là Trưởng khoa, Khoa Công nghệ thông tin Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Sau khi nhận bằng tiến sĩ vào năm 1995, ông đã có thời gian nghiên cứu và làm việc tại viện KAIST, Hàn Quốc và đại học Stanford, Hoa Kỳ. Chủ đề nghiên cứu chính của ông là Trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là Khoa học dữ liệu, ứng dụng trong Tin sinh học, Hệ khuyến nghị và phân tích dữ liệu trực tuyến. PGS. Từ Minh Phương đã xuất bản hơn 90 bài báo khoa học theo các chủ đề nghiên cứu của mình. Ông còn là cố vấn khoa học, trực tiếp tham gia và dẫn dắt một số dự án nghiên cứu tại các công ty công nghệ Việt Nam cũng như dự án hợp tác với công ty đối tác nước ngoài và là đồng sáng lập một số startup về trí tuệ nhân tạo.
Thông tin diễn giả
Ngô Thanh Tùng
Lãnh đạo Cộng đồng Chuyên gia phát triển Ứng dụng trên nền tảng Google
- Ngô Thanh Tùng hiện là Trưởng ban Tuyển sinh, Truyền thông & thương hiệu của ĐH Greenwich (Việt Nam) và Cố vấn thương hiệu của Google Developer Group Hanoi (GDG Hanoi). Tùng có 13 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo (từ 2006), 5 kinh nghiệm tham gia xây dựng cộng đồng Google Developer tại Hà Nội. Tùng cũng từng giữ chức vụ Trưởng phòng Tuyển sinh của ĐH FPT và Giám đốc Chiến lược của Học viện VTC.
- TS Đào Đức Minh tốt nghiệp tiến sỹ tại đại học Johns Hopkins, bang Maryland, Hoa Kỳ năm 2015, theo chương trình học bổng của VEF. Từ 2015 đến 2017, ông tham gia nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu quân đội Hoa Kỳ (ARL) ở bang Maryland, Hoa Kỳ. Năm 2017, TS Minh trở về Việt Nam và làm chuyên gia nghiên cứu về xử lý ảnh và trí tuệ nhân tạo tại Viện nghiên cứu và phát triển Viettel. TS Minh gia nhập Vinroup vào tháng 9 năm 2018 với vai trò Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn (Vingroup Big Data Institute). Các lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn của ông bao gồm máy học, thị giác máy tính, và xử lý tín hiệu/hình ảnh/video.
- Thầy Nguyễn Thành Trung là người đồng sáng lập và điều hành Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA. Ông Trung đã nhận bằng thạc sỹ chuyên ngành Khoa học Máy tính ở Đại học Eotvos Lorand (Budapest). Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp ICT với các vị trí kĩ sư phần mềm, quản lý dự án và ở nhiều vị trí quản lý, lãnh đạo khác nhau. Những kinh nghiệm phát triển sản phẩm của ông phủ kín trong các sản phẩm quan trọng như trong giao dịch chứng khoản, hệ thống cốt lõi của ngân hàng. Trước đây, ông là đồng sáng lập công ty ICT. Trong mảng giáo dục trực tuyến của Topica, Ông có trách nhiệm xây dựng chiến lược cho sản phẩm và quản lý vận hành. Bên cạnh công việc, ông cũng là một vận động viên chạy điền kinh, một người viết sáng tạo và là một giảng viên.
Thông tin diễn giả
Nguyễn Quốc Khánh
Phó chủ nhiệm Bộ môn, Trưởng phòng thí nghiệm Công nghệ phần mềm (CNPM), Khoa Công nghệ thông tin, Học viện Kỹ thuật Quân sự
- TS. Nguyễn Quốc Khánh là Phó chủ nhiệm Bộ môn, Trưởng phòng thí nghiệm Công nghệ phần mềm (CNPM), Khoa Công nghệ thông tin, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ông tốt nghiệp Đại học và cao học ngành Phần mềm máy tính và các hệ thống tự động hóa tại Liên bang Nga năm 2009 và Tiến sĩ ngành CNPM tại Cộng hòa Belarus 2014. Các hướng nghiên cứu chính bao gồm: CNPM (Kiến trúc phần mềm, kiến trúc hướng dịch vụ và tích hợp các dịch vụ web, tích hợp ứng dụng doanh nghiệp), Thị giác máy tính (tăng cường chất lượng ảnh, phát hiện và nhận dạng mặt người, các hệ thống giám sát an ninh), Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (các thuật toán so khớp chuỗi và đánh giá độ tương đồng văn bản, lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn, hệ thống Search Engine, hệ thống phát hiện sao chép luận văn, luận án - Sản phẩm đạt giải III tuổi trẻ sáng tạo toàn quân, hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các Học viện nhà trường trong Quân đội) và Mô hình nhà trường thông minh ứng dụng AI.
- Ông Nguyễn Ngọc Minh tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Quốc gia Moskva Bauman (Liên bang Nga). Với hơn 13 năm công tác tại nhiều vị trí khác nhau trong Tập đoàn FPT, hiện ông đang đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc Công nghệ - Tập đoàn FPT. Nhiệm vụ chính của ông là xây dựng lực lượng Công nghệ; đảm bảo vận hành các chương trình, dự án R&D trong Ban, cũng như các dự án giữa ban với các công ty thành viên của FPT.
Quan tâm sâu sắc tới lĩnh vực giáo dục, ông trực tiếp quản lý dự án VioEdu, một dự án EdTech tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực giáo dục, nhằm kết nối công nghệ tới những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, cũng như đưa những công nghệ tiên tiến nhất như AI, Big data áp dụng vào hoạt động học tập và giảng dạy.
Trong bối cảnh giáo dục đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc, ông sẽ mang đến hội thảo bài trình bày với chủ đề: "Vioedu – Nền tảng cá nhân hoá việc học"
- TS. Nguyễn Hữu Thiện tốt nghiệp Tiến sĩ tại trường đại học New York (New York University), chuyên ngành Khoa học máy tính (Computer Science), tập trung vào xử lý ngôn ngữ tự nghiên (Natural Language Processing) và học sâu (Deep Learning). TS. Thiện cũng làm nghiên cứu sau tiến sĩ ở Viện nghiên cứu về các giải thuật học ở trường đại học Montreal, Canada (Montreal Institute for Learning Algorithms at the University of Montreal). Các nghiên cứu của TS. Thiện tập trung vào việc phát triển các phương pháp học máy (Machine Learning) và học sâu (Deep Learning) tiên tiến để giải quyết các bài toán cơ bản của xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) như trích rút thông tin (Information Extraction), khai phá dữ liệu (Data Mining) và liên kết ngôn ngữ (Language Grounding). TS. Thiện hiện đang là trợ lý giáo sư ngành khoa học máy tính ở đại học Oregon, Mỹ (University of Oregon) và chuyên gia nghiên cứu ở viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo vinAI, Việt Nam.
Thông tin diễn giả
Đỗ Văn Hải
Chuyên gia xử lý tiếng nói, Trung tâm Không gian Mạng, Tập đoàn Viettel
- TS. Đỗ Văn Hải là chuyên gia xử lý tiếng nói tại Trung tâm Không gian Mạng, Tập đoàn Viettel, đồng thời là giảng viên Khoa CNTT, Đại học Thủy Lợi. Ông nhận bằng Tiến sỹ tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Singapre năm 2015 về nhận dạng tiếng nói. Từ năm 2015 đến 2017, ông là nghiên cứu viên sau tiến sỹ tại Advanced Digital Sciences Center, Singapore là là một trung tâm nghiên cứu phối hợp với Đại học Illinois tại Urbana–Champaign, Hoa Kỳ. Tại đây, ông xây dựng mô hình nhận dạng tiếng nói cho các ngôn ngữ có tài nguyên hạn chế. Năm 2017, TS Hải về Việt Nam và cùng các cộng sự của mình tại Tập đoàn Viettel xây dựng các hệ thống nhận dạng và tổng hợp tiếng nói tiếng Việt. Các sản phẩm này đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tế điển hình như Hệ thống giám sát cuộc gọi chăm sóc khách hàng, hệ thống giám sát các kênh âm thanh, tiếng nói trên mạng, hệ thống báo nói cho Dân Trí.
Thông tin diễn giả
Mr. Kim Yoo
Quản lý đối tác, Giám đốc CEO of CUIYC Managing Partner, CEO of CUIYC
- Cơ sở phát triển liên bang (2012 - 2016): Tư vấn cho các nhà máy điện hạt nhân Barkah, Abu Dhabi, UAE
- Ecorntech Inc. (2003 - 2013): Giám đốc điều hành
- Daewoo Corp (1993 - 1996): Kỹ sư xây dựng
- Từ năm 2015 đến nay, với vai trò của Tổng giám đốc VNPT Technology, tôi cùng các kỹ sư nghiên cứu phát triển của Công ty liên tục thiết kế và phát triển các sản phẩm, giải pháp điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin cung cấp ra thị trường, xây dựng VNPT Technology là một doanh nghiệp công nghệ cao, là doanh nghiệp trụ cột của VNPT về công nghệ, công nghiệp điện tử, viễn thông.
- Một trong các lĩnh vực mà VNPT Technoloy đang tập trung nghiên cứu, phát triển và triển khai trên thị trường là xây dựng các giải pháp, sản phẩm ứng dụng các công nghệ nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào các lĩnh vực ngành dọc như nông nghiêp, môi trường, sản xuất,...
- Tôi từng làm việc trên 18 năm với vai trò kỹ sư nghiên cứu phát triển của Alcatel CIT sau đó là Alcatel Lucent và 5 năm làm Tổng giám đốc Công ty Thiết bị viễn thông trước khi đảm nhận vai trò Tổng giám đốc VNPT Technology từ năm 2015.
Thông tin diễn giả
Trần Nhất Minh
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - VIB
- Ông Trần Nhất Minh được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc Khối Dịch vụ Công nghệ Ngân hàng. Trước đó, ông phụ trách lĩnh vực công nghệ & vận hành và Ngân hàng Công nghệ số của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.
Ông Minh đã trải qua nhiều vị trí công tác như Phó Tổng Giám đốc, Tổng Giám đốc tại các công ty của Liên bang Nga như: Công ty TNHH Proflnvest, Công ty TNHH FG group, Công ty cổ phần ZAO “DHV-S”. Gần đây nhất, ông Minh là Giám đốc điều hành Công ty TNHH Mareven Food Central, Top 200 công ty tư nhân lớn nhất của Liên bang Nga do tạp chí Forbes bình chọn. Ông Minh cũng là thành viên Hội đồng Quản trị khóa VI (2013– 2016) của TMCP Quốc tế Việt Nam.
Ông Minh tốt nghiệp Đại học Năng lượng Mátxcơva, là Tiến sĩ Công nghệ viễn thông Đại học Tổng hợp kỹ thuật về Viễn thông và Tin học Mátxcơva, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viện Quốc tế về Quản trị kinh doanh LINK (Liên bang Nga).
Ông Trần Nhất Minh là một nhà lãnh đạo có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Ngân hàng số, đã có nhiều thành tựu trong việc phát triển và triển khai các chiến lược trong lĩnh vực này. Năng lực và kỹ năng của ông đã được chứng minh qua việc định hướng và quản lý mô hình kinh doanh Công nghệ số, cơ cấu chiến lược Công nghệ số, nền tảng Công nghệ thông tin và phân tích dữ liệu. Hiện tại Với tư cách là Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Công nghệ thông tin của ngân hàng VIB, ông Minh phụ trách giám sát việc thực hiện các chiến lược của mảng giao dịch ngân hàng số và Công nghệ thông tin. Ông đã có nhiều ý tưởng sáng tạo và đưa Ngân hàng VIB trở thành một trong những Ngân hàng tiên phong trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng số và mở ra nhiều sự hợp tác trong Fintech. Ông Minh được cấp bằng Tiến sỹ Công Nghệ thông tin và có bằng MBA về chiến lược.
Nghiên cứu của ông Tài liên quan đến kỹ thuật y sinh và nông nghiệp. Ông là thành viên của chương trình kết nối mạng đổi mới Việt Nam (2018) và Hiệp hội các chuyên gia và khoa học Việt Nam (AVSE Global).
Hiện tại, Tài và các nhóm của anh tại Việt Nam và Úc (Andreas Helwig, Julie McWilliams, Polly Burey) đang phát triển một số thuật toán hệ chuyên gia sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi và dự đoán tình trạng cây trồng trong nông nghiệp. Các phát triển này tập trung vào các công nghệ (học máy, thị giác máy tính, IoT, dữ liệu lớn, phân tích dự đoán) và các ứng dụng (mông nghiệp chính xác, phân tích Drone, giám sát cây trồng / chăn nuôi). Các kết quả nghiên cứu sáng tạo nhắm mục tiêu để giúp các nhà sản xuất trồng trọt lớn và nhỏ tăng lợi nhuận bằng cách:
• Tối ưu hóa việc sử dụng nước, phân bón và thuốc trừ sâu;
• Cải thiện quản lý trong nông nghiệp;
• Phát hiện sớm sâu bệnh và thiếu hụt dinh dưỡng của cây trồng trên đồng ruộng;
• Giảm hoặc cung cấp phương tiện cho các quy trình phục hồi tài nguyên cho các trang trại và thất thoát thực phẩm do không thể bán được của nhà phân phối.
Tài nhận bằng B.E., M.B.A và M.E từ Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, vào năm 1991, 1999, và 2003, và bằng Tiến sĩ từ Đại học Nam Queensland (USQ), QLD., Úc, năm 2011.
Thông tin diễn giả
Sang Mi Chai
Giáo sư hệ thống thông tin quản lý, Trường kinh doanh Ewha, Đại học Ewha Womans, Hàn Quốc
Giáo sư về Hệ thống thông tin quản lý (2012.3 - Hiện tại)
Phó hiệu trưởng của Trường kinh doanh tốt nghiệp Ewha (2015.2-2017.2)
Trường kinh doanh Ewha
Đại học Ewha Womans, Hàn Quốc
Giáo sư về Hệ thống thông tin quản lý (2010.9 - 2012.2)
Cao đẳng kinh doanh
Đại học Sangmyung, Hàn Quốc
Giáo sư về Hệ thống thông tin quản lý (2009.9 - 2010.8)
Đại học Kinh doanh, Thông tin và Khoa học Xã hội
Đại học Slippery Rock, PA, Hoa Kỳ
Thông tin diễn giả
GS.Hồ Tú Bảo
Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM),Giám đốc Khoa học của Viện John von Neumann của ĐHQG HCM
- Giáo sư Hồ Tú Bảo làm nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy về Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (ML) từ khi tốt nghiệp kỹ sư (1978) tại Khoa Toán-Lý, Đại học Bách khoa Hà Nội. Trong quá trình này ông đã phát triển một số phương pháp học máy như CABRO (học luật phân loại), OSHAM (học cấu trúc phân cấp của các đối tượng với dữ liệu hỗn hợp), trừu tượng hoá từ dữ liệu thời gian... và thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển các phương pháp học máy trong y học và tin sinh học, trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt, khai phá bệnh án điện tử… Từ tháng 4/2018, ông là Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM),Giám đốc Khoa học của Viện John von Neumann của ĐHQG HCM, và là Giáo sư danh dự của Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST), sau 25 năm làm việc tại đây
Thông tin diễn giả
Trần Hồng Thắng
Giám đốc Phòng Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS) và Giám đốc Dữ liệu (CDO) của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank)
- Ông Trần Hồng Thắng là Trưởng phòng MIS kiêm Giám đốc dữ liệu Vietinbank, ông có 19 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực CNTT, gần 10 năm làm trong lĩnh vực dữ liệu ngân hàng.
Những nhiệm vụ liên quan đến dữ liệu:
2011-2012 : ông là Trưởng module MIS thuộc dự án ERP;
2014-2017 : là Giám đốc dự án EDW/BI;
2017 : Xây dựng đề án Quản trị Dữ liệu Vietinbank.
Công việc hiện nay, ông đang phụ trách quản trị, vận hành, khai thác Kho dữ liệu doanh nghiệp (EDW) và Hệ thống kinh doanh thông minh (BI); Trích rút các kiến thức, tri thức mới từ khai phá dữ liệu (data mining) phục vụ phát triển kinh doanh và quản trị nội bộ; Triển khai và giám sát Chương trình Quản trị dữ liệu Vietinbank.
- Ông Nguyễn Thành Lâm là cử nhân Công nghệ Thông tin và Kinh tế tại CHLB Đức, Cựu Tổng Giám đốc của FPT Software (2012-2015). Hiện là Giám đốc FUNiX HCM. FUNiX là tổ chức Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam, chuyên lĩnh vực đào tạo CNTT. Hiện FUNiX có mạng lưới đối tác gồm hầu hết các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành CNTT, tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế.
Sau hơn 3 năm, hiện Trường Đại học Trực tuyến FUNiX có gần 4.000 sinh viên gồm cả học viên Việt Nam tại VN và các quốc gia trên thế giới, học viên Singapore và Brunei, 2.700 mentor là các chuyên gia/cố vấn tại 63 tỉnh và 23 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là một mô hình giáo dục chưa từng có ở Việt Nam, mang đến cơ hội học tập lập nghiệp sớm nhất trong lĩnh vực CNTT cho tất cả mọi người quan tâm đến công nghệ.
- Ông Trương Quang Việt chính thức làm việc tại Viettel từ năm 2012. Hiện nay ông là Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel. Trước đó, ông là Phó giám đốc Khối Digital – Tổng Công ty Viễn thông Viettel. Từ năm 2012 đến 2018, ông là Giám đốc và Phó giám đốc của Trung tâm phần mềm viễn thông Viettel, Trung tâm giải pháp viễn thông Viettel và Trung tâm Phần mềm 1 Viettel. Với khả năng lãnh đạo xuất chúng, ông đã được trao rất nhiều giải thưởng của Viettel. Tiêu biểu như, ông đã được trao giải thưởng cho thành tích tốt khi thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi hệ thống tính cước và chăm sóc khách hàng BCCS của FPT sang Viettel tại Campuchia vào năm 2013, triển khai dịch vự Ứng tiền tự động và hệ thống Đảm bảo doanh thu năm 2014.
Ông Việt có bằng giỏi thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học La Trobe và bằng giỏi Công nghệ thông tin từ trường Đại học Công nghệ Quốc gia Nga (MATI).
- PGS. Vũ Duy Hải hiện là giảng viên, Giám đốc Trung tâm Điện tử y sinh trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông nhận bằng tiến sỹ tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2013 và được công nhận PGS năm 2016.
Đã chủ trì thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và công bố trên 50 công trình khoa học trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh. Các hướng nghiên cứu chính của PGS bao gồm: xử lý tín hiệu y sinh và ứng dụng, thiết bị y tế, các hệ thống thông tin y tế, xử lý dữ liệu bệnh án điện tử đa phương tiện và y tế từ xa.
- Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh là một chuyên gia công nghệ với hơn 10 năm làm việc tại trung tâm nghiên cứu và công ty công nghệ tiên tiến ở Pháp.
- Ông tốt nghiệp ngành PTIT-Vietnam về Kỹ thuật Điện tử & Viễn thông năm 2004. Ông lấy bằng Tiến sĩ (Xử lý tín hiệu) tại Đại học Rennes - Pháp năm 2012.
- Ông hiện đang đứng đầu Trung tâm Chuyển đổi Công nghệ & Kỹ thuật số Sáng tạo. Các hoạt động chính của ông bao gồm: AI, IoT, Thành phố thông minh, Phân tích dữ liệu.
Thông tin diễn giả
PGS.TS Mai Quang Vinh
Nhà sáng lập & Viện trưởng Viện Công nghệ Xanh, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Thương mại GreenPath Việt Nam
- PGS.TS Mai Quang Vinh là nhà nông sinh học, có trên 45 năm kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực: chọn tạo giống cây trồng, chuyển giao công nghệ cao trong nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, thời tiết nông nghiệp thông minh, tác giả phần mềm và trang quản lý, giám sát, truy xuất minh bạch sản xuất nông sản và Gói giải pháp công nghệ egap.vn được Giải thưởng Sáng tạo PoC của VCIC – WB (2016).
- Hiện nay đang Chủ trì các Dự án chuyển giao công nghệ hữu cơ có áp dụng gói giải pháp công nghệ eGap, xây dựng các Vùng trồng xuất khẩu Xoài, Thanh long, Nhãn, Vải, Lúa gạo, rau, dược liệu tại Hà Nội, Sơn La, Vĩnh Long, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Nghệ An...